TÀI LIỆU CSMBOOT 2.1
Phần mềm quản lý phòng máy không ổ cứng của VinaGame
Phần 1: Mô hình phòng Game Boot room không ổ đĩa cứng
Trước khi cài đặt, bạn cần phải hoạch định IP cho máy chủ và các máy trạm: Ví dụ: đây là sơ đồ phòng máy của bạn:
Theo sơ đồ trên ta hoặch định IP cho phòng máy như sau:
1. IP dành cho máy Server CSMBoot : 192.168.1.254.
2. IP dành cho máy tính tiền: 192.168.1.20
3. IP Máy trạm 192.168.1.30 – 192.168.1.100
4. IP dành cho Camera: 192.168.1.50
5. Cấu hình IP để modem wifi cấp phát: 192.168.2.1
I/Cài đặt máy chủ CSMBoot Server
1/Tạo USB cài đặt CSMBoot Server
- Cần 1 USB ít nhất 2G
- Tải các gói cài đặt RMPrepUSB & Easy2Boot
- Tải gói cài đặt CSMBoot Server
Bước 1: Cài đặt phần mềm RMPrepUSB.
Chạy file RMPrepUSB. --> Chọn Next
Click Install
Bước 2: Giải nén file Easy2Boot_v1.22
Bước 3: Cấu hình cho RMPrepUSB.
Giao diện của RMPrepUSB sau khi cài xong
1. Nhấn Refresh ( F5) (1).
2. Chọn USB cần tạo (2).
3. Tại Bootloader Options --> Check WinPEv2/WinPEv3/Vista/Win7 boot [BOOTMGR](CC4) (3).
4. Tại Filesystem and Overrides --> Chọn FAT32 (4) và Boot as HDD (C: 2PTNS) (5)
5. Tick vào Copy OS files from here after formatting và nhập đường dẫn nơi giải nén gói
Easy2Boot (6).
6. Nhấn vào Prepare Drive để Format USB -> Click Ok. Sau khi format xong, quá trình copy các file từ gói Easy2Boot vào USB bắt đầu -> Click Ok (7).
7. Nhấn Install grub4dos (8).
Bước4: Copy file iso cài đặt CSMBoot Server vào thư mục _ISO\Main Menu trong USB.
Bước 5: Nhấn Ctrl + F2 --> chọn Yes.
Hoàn tất quá trình tạo USB để cài đặt CSMBoot Server.
Bước 6: Kiểm tra hoạt động USB.
Click Test using QEMU Emulator ( F11 )
Nhập giá trị 0 --> Click OK.
Ra được giao diện này và nhận File Iso csmboot_2.1.5.20151117.iso là ok
2/Cài đặt CSMBoot Server
Bước 1: Gắn USB vừa tạo vào máy Server và chọn khởi động từ USB. --> Chọn csmboot_2.1.5.20151117.iso --> nhấn Enter
Bước 2: Chọn dòng Install CSMBoot Server và Enter.
Bước 3: Chọn Yes và nhấn Enter
Bước 4: Chọn Guided – use entire disk và nhấn Enter
Bước 5: Chọn ổ đĩa cài đặt và nhấn Enter
Bước 6: Khi máy Server khởi động lại, vui lòng rút USB ra và đợi quá trình khởi động hoàn tất
3/ Hướng dẫn cấu hình CSMBoot Server
Bước 1: Đăng nhập vào Server CSMBoot với User và mật khẩu: Root
Bước 2: Cấu hình IP cho card mạng Server
- Mở CSM Config
- Chọn thẻ Máy chủ --> Chọn Công cụ --> Chọn CSM Config
- Cấu hình IP Server trên hộp thoại CSM Config.
1- Chọn tab Cấu hình mạng.
2- Chọn card mạng cần cấu hình.
3- Nhập địa chỉ IP.
4- Nhấn Lưu để hoàn tất.
Click Yes --> Máy chủ CSM boot sẽ khởi động lại lần nữa
II/Cài đặt máy trạm CSM Boot
Bước 1: Cài đặt hoặc ghost hệ điều hành tại 1 máy trạm
Bước 2: Cài đặt driver và các phần mềm cần tiết
Bước 3: Cài đặt CSMBoot Client
1. Tải CSMBoot Client
2. Chọn phiên bản CSMBoot Client Setup phù hợp với hệ điều hành đang xử dụng.
Click Run
Click Yes
Click Tiếp theo
Check " Tôi đồng ý các điều khoản trên " --> Click Tiếp theo
Click Install this driver software anyway
Nhập Ip máy chủ CSM Boot 192.168.1.254 --> Click OK
Khởi động lại máy trạm
Hướng dẫn upload image lên CSMBoot Server
1. Chọn CSMDisk Creator phù hợp với hệ điều hành đang sử dụng
2. Tiến hành chạy file CSMDisk creator và upload image
Chọn thẻ Tạo ảnh đĩa.(1)
· Máy chủ: nhập địa chỉ IP của CSMBoot Server.(2)
· Mật khẩu: Nhập mật khẩu của CSMBoot GUI ( nếu có ).(3)
· Đường dẫn ảnh đĩa: /wireback/image ( mặc định ).(4)
· Tên ảnh đĩa: đặt tên ảnh đĩa.(5)
· Kích thước ảnh đĩa :(6)
+ Đối với windows 7-32bit : từ 20Gb đến 30Gb
+ Đối với windows 7-64bit : từ 30Gb đến 35Gb
· Chọn làm ảnh đĩa mặc định.(7)
· Nhấn Tạo ảnh đĩa sau khi điền xong các thông số trên .(8)
* Lưu ý: Bắt đầu từ bước (8) CSM Creator sẽ tự động làm hết các thao tác từ tạo ảnh đĩa ảo, format phân vùng, cho đến up image, nên không cần thao tác gì thêm nữa.
Sau khi upload ảnh thành công -->
Tắt máy trạm -->
Tháo ổ cứng ra --> Vào
Bios khai báo Boot Lan
III/ Cấu hình máy chủ trên CSMBoot GUI
Mở CSMBoot GUI
Tại hộp thoại Thiết lập chung --> Chọn thẻ Máy trạm.
Điền các thông số cần thiết sau:
· Số máy trạm: Tổng số máy trạm trong phòng máy.
· Tên máy trạm: tên tiền tố của máy trạm ( ví dụ MAY-, VIP, PC...).
· Thêm máy trạm mới vào danh sách: Phần này có 2 tùy chọn:
--> Chọn tên tự động: máy trạm sẽ tự động nhận tên máy theo thứ tự boot, máy nào boot trước sẽ nhận tên máy trước theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
--> Chọn tên máy thủ công: Khi máy trạm boot chúng ta sẽ chọn tên máy bằng tay ở lần boot đầu tiên.
· Preboot PXE: Chuẩn boot cho card mạng.
--> undionly.kpxe: dùng cho card mạng thông dụng.
--> ipxe.pxe: dùng cho một số card mạng đặt biệt, ít thông dụng.
--> csmboot: card mạng tổng hợp.
· Cân bằng tải: Những card mạng tham gia vào cân bằng tải khi máy trạm sử dụng.
· Nơi chứa ảnh đĩa: là nơi chứa ảnh đĩa để khởi động của máy trạm.
· Ảnh đĩa mẫu: Là ảnh đĩa mặc định của máy trạm khi khởi động lên, ảnh này có thể chỉnh sửa phù hợp cho từng máy trạm.
· Ổ đĩa game: Ô đĩa chứa game trên server mà khi máy trạm vào windows sẽ nhận làm ổ game để chơi game.
· Nơi chứa writeback: thư mục làm writeback trên server. Thư mục này chưa các file ổ đĩa ảo của máy trạm.
· Giới hạn writeback: Thiết lập giới hạn file writeback, nếu file writeback quá giới hạn, máy trạm sẽ tự động reset
Chọn phần Cài đặt -->Tại hộp thoại Thiết lập chung --> chọn thẻ Máy chủ.
Điền các thông số cần thiết sau:
· Máy chủ DHCP: Nhập IP của CSMBoot Server.
· Netmask: Subnet Mask của máy DHCP server (nên để mặc định).
· Gateway: Địa chỉ gateway dùng để kết nối ra Internet. Thông thường đối với phòng máy đây là IP của Modem. Có thể đặt nhiều gateway và cách nhau bằng dấu phẩy.
· IP bắt đầu: IP bắt đầu cấp cho máy trạm.
· IP kết thúc: IP cuối cùng cấp cho máy trạm.
· DNS 1: IP máy chủ DNS (nên đặt 8.8.8.8 để phân giải tốt hơn).
· DNS 2: IP máy chủ DNS dự phòng. Khi DNS1 không hoạt động thì máy trạm sẽ dùng DNS2 để phân giải.
· Sau khi thiết lập xong --> Nhấn Lưu.
Bản quyền thuộc về Tin Học KEY – www.key.com.vn – Hotline: 02.822.152.521
Giáo viên phụ trách: Phạm Văn Vàng_IT – 0935.141.315