Tổng quan về phần cứng máy tính
A. Các thành phần ( tối thiểu ) bắt buộc phải có :
Mainboard ( Bo mạch chủ )
CPU ( Bộ vi xử lý )
RAM ( Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên)
Monitor ( Màn hình )
HDD ( Ổ đĩa cứng )
Power ( Nguồn )
Case ( Thùng máy )
Mouse (Chuột )
Keyboard (Bàn phím )
VGA ( Card màn hình rời, dùng cho nhu cầu chơi Game, đồ họa )
Lưu ý : 3 thiết bị là Mainboard, CPU, RAM, phải tương thích với nhau
B.Các thành phần sau bạn có thể lắp hoặc không
- Card Net ( Nếu bạn muốn nối mạng Internet, một số Main có sẵn Card Net onboard )
- Card Sound ( Nếu bạn muốn máy tính cho ra tín hiệu âm thanh Audio, một số Main có sắn Card Sound Onboard )
- Loa - Speaker ( Nếu bạn muốn nghe nhạc )
- Ổ đĩa CDROM hoặc DVD ( Nếu bạn muốn sử dụng đĩa CD -VCD hoặc DVD )
PHẦN 1:
MAINBOARD ( BO MẠCH CHỦ )
- Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất
+ Các thành phần khác nhau chúng có tốc độ làm việc, cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với nhau là nhờ có hệ thống Chipset trên Mainboard điều khiển .
CÁC THÔNG SỐ CẦN LƯU Ý:
1. Tên nhà sản xuất: ( Xem phía trước hoặc sau mainboard ngay chỗ tem bảo hành ): VD: Giga, Asus…
2. Ký hiệu main : là mã số lớn ghi trên main VD: GA-G41M-S2L
è Tên nhà sản xuất và Ký hiệu main phải đọc chính xác để khi mình cài đặt driver mình mới có thể tìm được đúng driver của mainboard được
3. Hỗ trợ CPU gì? : qua phần CPU mình sẽ biết cụ thể
4. Sử dụng Ram gì, Bus bao nhiêu: qua phần Ram mình sẽ biết cụ thể
Một số hãng sản xuất mainboard lớn:
- 1/ Intel
- 2/ Gigabyte
- 3/ Asus
- 4/ MSI
- 5/ ECS
- 6/ Foxconn
- 7/ ASROCK
- 8/ Biostar
Các thành phần chính trên Mainboard
--------------------------------------------------------------------------------------------
˜&™
MỘT SỐ MAINBOARD
Giga – G31M-ES2L
Main Asus H81 – GAMER
Main Giga H110M-S2PV
MSI- Gaming
PHẦN II:
CPU ( BỘ VI XỬ LÝ TRUNG TÂM )
Có 2 hãng sản xuất CPU lớn:
+ Intel: Phổ biến, mát máy, giá thành tương đối
+ AMD: Không phổ biến, nóng máy, giá thành cao
1) - Chức năng của CPU
CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transistor
2) Các thông số cần chú ý:
A). CPU thuộc đời nào, tên gọi là gì?
- Thường được ghi trên lưng CPU
VD: Core i3 6100/3.7GHZ/3MB/8GT
B). Tốc độ xử lý: ( thường ghi sau tên CPU )
- Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).
- Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...).
- Đối với các CPU cùng loại : tần số này càng cao thì tốc độ xử lý tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU Pentium 4/ 3,4GHz một nhân.
VD: Core i3 6100/3.7GHZ/3MB/8GT
C). Bộ nhớ đêm ( viết tắt Cache L2, thường ghi sau tốc độ xử lý )): - Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn).
VD: Core i3 6100/3.7GHZ/3MB/8GT
D). Tốc độ bus ( viết tắt là FSB ):
- FSB - Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU.
- Trong một hệ thống thì tốc độ Bus của CPU phải bằng với tốc độ Bus của Chipset bắc, tuy nhiên tốc độ Bus của CPU là duy nhất nhưng Chipset bắc có thể hỗ trợ từ hai đến ba tốc độ FSB
VD: Core i3 6100/3.7GHZ/3MB/8GT
E). Socket bao nhiêu ( viết tắt LGA ):
- Socket CPU chính là số chân trên CPU, Socket CPU phải đúng với socket của mainboard thì mới sử dụng được, khác nhau dù chỉ 1 chân cũng không dùng được.
VD: Core i3 6100 – Socket 1151
MỘT SỐ DÒNG CPU THÔNG DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
III/ CELERON < PENTIUM IV ( P.4 ): SỬ DỤNG SOCKET 478
CPU – Quạt – Socket 478
Kiểu chân: Soket 478
- Cách nhận biết: trên CPU có chân đồng, có một góc vát hình tam giác, trên Main không có chân và có để số Socket phía trên nó
IV/ CELERON < PENTIUM < PENTIUM DUAL CORE < CORE 2 DUO < CORE 2 Q : SỬ DỤNG SOCKET 775
CPU – Quạt Socket 775
Kiểu chân: Soket LGA775
- Cách nhận biết: CPU KHÔNG có chân, có 2 góc khuyết bên hong CPU, trên mainboard thì có chân
V/ PENTIUM DUAL CORE < CORE I3 < I5 < I7 < I9: SỬ DỤNG SOCKET 1150 - 1151 – 1155 – 1156 – 1200 – 1700 - 2011…
CPU – Quạt Socket trên 1000
- Các dòng CPU Socket trên 1000
- Cách nhận biết: trên CPU không có chân, có 2 góc khuyết bên hong, chân CPU lồi lõm không đều nhau , trên mainboar có chân và phân vùng màu
VI/ Một số dòng CPU chuyên dụng cho Server – AMD - Laptop
Một số dòng CPU chuyên dụng
ĐỌC THÔNG SỐ TRÊN CPU
Hình 1:
Pentium 4 – Tốc độ xử lý là 3.2G – Bộ nhớ đệm 2M – Bus 800 – Socket 478
Hình 2
Core 2 Duo E4500 – Tốc độ xử lý 2.2G – Bộ nhớ đệm 2M – Bus 800 – Socket 775
Hình 3
Core I3 - 3240 – Tốc độ xử lý 3.4G – Bộ nhớ đệm 3M – Bus 5G – Socket 1155
Hình 4
Hình 5
PHẦN III: RAM ( Memory – Bộ nhớ chính )
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính.
- Một số hãng sản xuất Ram: Corsair, King max, King ton, GsKill…
CÁC THÔNG SỐ CẦN CHÚ Ý TRÊN RAM
1). Ram loại nào:)
2). Dung lượng RAM bao nhiêu:
Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB, 4GB, 8 GB, 16 GB ... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit) chỉ hỗ trợ đến 3,4 GB
3). Tốc độ BUS:
Là tốc độ truy cập dữ liệu vào ra Ram. Tốc độ bus RAM phải bằng hoặc cao hơn 50% tốc độ Bus của CPU. Ram phải được Mainboar hỗ trợ về tốc độ Bus
Bảng thông kế các loại RAM thông dụngPHÂN BIỆT CÁC LOẠI RAM THÔNG DỤNG
A). DDRAM ( Ram 1 ):
DD RAM: hay gọi RAM 1
Nhận biết : Có 1 góc khuyết, lệch phải
Dùng cho các đời máy PENTUM IV
B). DDRAM II ( Ram 2 ):
DD RAM 2: Hay gọi RAM 2
Nhận Biết : Có 1 góc khuyết nằm giữ thanh RAM
Dùng cho các máy Socket 775
C). DDRAM III ( Ram 3 ):
DDRAM III: Hay gọi RAM 3
Nhận biết : Có 1 góc khuyết nằm lệch trái
Dugn2 cho các máy Socket trên 1000
4). DDRAM IV ( Ram 4 ):
DDRAM IV: Hay gọi RAM 4
Nhận biết : Có 1 góc khuyết nằm lệch trái
Dùng cho các máy Socket trên 1000 trở về sau
5). DDRAM V ( Ram 5 ): Mới ra
4). Công nghệ Ram kênh đôi, kênh ba trên main:
- Một số main có công nghệ Dual RAM thì chúng ta gắn RAM theo từng cặp màu trên main, không gắn 1 thanh màu này, 1 thanh màu kia, không tăng tốc máy tinh được.- Đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính
- Một số hãng sản xuất HDD: Seagate, Samsung, Western, Toshiba…
- Khi mua ổ cứng cần lưu ý: hãng sàn xuất, chuẩn ổ cứng, dung lượng ổ cứng
MỘT SỐ CHUẨN HDD HAY GẶP
1). Chuẩn ATA:
Chuẩn ATA sử dụng cáp IDE
Sử dụng cáp truyền tín hiệu 40 chân
Kết nối hai thiết bị
Có khái niệm master và slaver
Tốc độ vòng quay 5400 vòng / phút
2). Chuẩn SATA:
SATA sử dụng cáp SATA
Không có khái niệm master và slaver
Tốc độ vòng quay 7200 vòng / phút
Tốc độ truyền dư liệu
SATA 1 …….. 150mp/s
SATA 2 …….. 300mp/s
SATA 3 …….. 600mp/s
3). Chuẩn SSD: Đây là chuẩn ổn cứng mới nhất thường dùng cho máy chủ Server Bootrom và các dòng máy tính đời mới để tăng tốc độ khởi động máy và hiệu năng sử dụng. Kết nối cáp nguồn và cáp dữ liệu dùng chung với chuẩn SATA hoặc gắn trực tiếp trên Main qua khe M2
Là loại ổ cứng thể rắn, dùng chip flash để lưu trữ. Tốc độ truy suất dữ liệu cao, bền hơn HDD, dung lượng còn thấp nhưng giá thành còn cao
PHẦN VI: CD - DVD ( Ổ đĩa quang )
Dùng để đọc và lưu dữ liệu
Ổ CD dùng để đọc dử liệu đĩa CD
Ổ CDRW dùng để đọc và ghi đĩa CD
Ổ DVD dùng để đọc dử liệu đĩa CD và DVD
Ổ DVDRW dùng để đọc và ghi ổ CD VA DVD
- Các chuẩn kết nối: Cáp nguồn và cáp dữ liệu dùng chung với cáp nguồn và cáp dữ liệu của ổ cứng ATA hoặc SATA
PHẦN VII: VGA ( Card đồ họa )
- Phần lớn Mainboard đều có VGA onboard, một số ít không có VGA Onboard. Nếu muốn máy chạy nhanh, mượt, dùng xử lý đồ họa, chơi Games thì nên gắn thêm Card VGA rồi sẽ cho hiệu xuất tốt hơn Onboard.
- Các chuẩn VGA phổ biến nhất :
1). Chuẩn AGP:
Card VGA AGP thường được sử dụng cho Mainboard có CPU Soket 478
2). Chuẩn PCI Express:
Card PCI Express thường được sử dụng cho Mainboard có đế CPU là Soket 775 trở về sau
Lưu ý: Khi gắn VGA rời vào máy tính thì phải nối dây màn hình vào card VGA rời đó, không gắn vào VGA onboard. Một số Card VGA rời mạnh cần thêm nguồn phụ 6 pin thì VGA mới hoạt động được..
3). Các loại đầu kết nối
VGA – DVI – HDMI
- VGA: là chuẩn phổ biến phần lớn màn hình máy tính đều sử dụng
- DVI: không phổ biến, độ nét cao hơn VGA, một số màn hình có tích hợp
- HDMI: Chuẩn kết nối mới, độ phân giải cao full HD
PHẦN VIII: LAN ( Card mạng )
- Dùng để đi Internet, phần lớn Main đều có LAN Onboar 100/1000MB
PHẦN IX: SOUND ( Card âm thanh )
- Dùng để xuất tín hiệu âm thanh ra loa để nghe, phần lớn Mainboard đều có sound Onboard.
PHẦN X: POWER ( Nguồn máy tính )
- Cung cấp nguồn cho toàn bộ máy tính hoạt động.
- Công suất nguồn càng lớn càng tốt cho máy tính.
- Khi lên cấu hình máy tính chú ý bộ nguồn ít nhất cũng phải 350W. Nếu có VGA rời thì nguồn công suất phải cao hơn.
- Ưu tiên mua nguồn chính hãng công xuất thật như Color Master, ACBell, Corsair
PHẦN XI: CASE ( Thùng máy tính )
- Chứa toàn bộ các linh kiện máy tính bên trong.
PHẦN XII: MOUSE ( Chuột máy tính )
- Thiết bị nhật xuất cơ bản trong máy tính.
- Nhiều loại mẫu mã và giá thành khác nhau
- Một số hãng sản xuất chuột tương đối: Genius, Mitsumi…
- Các loại chuột phố biến: Chuột PS2, Chuột USB, Chuột không dây
PHẦN XIII: KEYBOARD ( Bàn phím máy tính )
- Thiết bị nhật xuất cơ bản trong máy tính.
- Nhiều loại mẫu mã và giá thành khác nhau
- Một số hãng sản xuất chuột tương đối tốt: Genius, Mitsumi…
- Các loại phím: Phím PS2, Phím USB, Phím không dây
Bàn phím PS2 – Bàn phím USB – Bàn phím không dâyPHẦN XIV: MONITOR ( Màn hình máy tính )
- Xuất tín hiệu cho người dùng xem
- Tính theo kích thước Inch ( là chiều xéo màn hình )
DÂY KÍCH NGUỒN – DÂY USBBản quyền thuộc về Tin Học KEY – www.key.com.vn – Hotline: 02.822.152.521
Giáo viên phụ trách: Phạm Văn Vàng_IT – 0935.141.315